Chăm sóc thể chất cho người cao tuổi

Discussion in 'Chợ linh tinh' started by chiasetintuc3579, Jun 14, 2017.

  1. Đối diện với tuổi tác, quá trình lão hóa và các vấn đề sức khỏe, người cao tuổi rất cần sự chăm sóc đặc biệt về thể chất.

    Muốn chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc thể chất tốt nhất cho họ, bạn cần chú ý đến đặc điểm sinh học, các vấn đề về sức khỏe người cao tuổi dễ gặp phải.

    1. Các vấn đề về sức khỏe của người cao tuổi

    Theo năm tháng, do ảnh hưởng của tiến trình sinh học và lão hóa, sự suy yếu của cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể mà người cao tuổi phải đối diện với rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

    Càng cao tuổi quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể càng chậm, đặc biệt là chất đạm nên các vết thương hoặc các vết mổ sẽ lâu lành hơn. Các mạch máu ít co giãn nên năng lượng cung cấp cho não cũng giảm, tế bào thần kinh ở vỏ não giảm nên phản ứng của người cao tuổi cũng chậm chạp hơn. Cấu trúc xương bị loãng nên xương yếu và dễ bị gẫy. Sức đề kháng của cơ thể cũng giảm sút nên khả năng phòng bệnh cũng kém đi, người cao tuổi dễ mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, loãng xương và các bệnh cấp tính khác.

    Ngoài ra, người cao tuổi còn gặp phải các vấn đề về răng miệng, sức nhai kém nên khả năng nghiền nát thức ăn khó hơn, men tiêu hóa giảm nên dễ dẫn đến các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ như: ngủ không ngon giấc, dễ có ác mộng, dễ bị tỉnh giấc.

    Xem thêm : baodinhduong.com/sua-ensure-cho-nguoi-gia-co-tot-khong/

    2. Chăm sóc sức khỏe thể chất cho người cao tuổi

    Để người cao tuổi có cuộc sống khỏe mạnh, giảm thiểu được tác động của quá trình lão hóa và các vấn đề liên quan đến tuổi tác cần có chế độ chăm sóc đặc biệt.

    Trước hết cần đi khám sức khỏe định kỳ để có chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp đồng thời có thể phát hiện bệnh ở những giai đoạn sớm nhất.

    Tăng cường vận động rèn luyện mỗi ngày với việc lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng thể chất như đi bộ, chạy chậm, bơi lội. Những môn thể thao này sẽ giúp người cao tuổi rèn luyện được sức khỏe, tăng độ săn chắc cho cơ bắp, giảm các nguy cơ về tim mạch, và thái hóa xương, giảm các biến chứng do cao huyết áp, tai biến mạch máu não, loãng xương, giúp ổn định đường huyết.

    Chế độ dinh dưỡng hợp lý với thực đơn ăn uống khoa học, đủ chất. Thực đơn cần có đầy đủ chất xơ, vitamin, protein, khoáng chất. Tăng cường các loại thức ăn từ thực vật, các món hấp, luộc giảm thức ăn chứa nhiều mỡ, đồ chiên. Hạn chế ăn thức ăn quá mặn, ăn nhiều đường, tránh đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt. Nên thêm vào thực đơn mỗi ngày các món ăn từ rau xanh và các loại rau gia vị, đặc biệt là mỗi tuần nên có thêm các món có chưa các gia vị như tỏi, riềng, nghệ và giá đỗ. Nên ăn thêm các loại hạt như đậu phộng, hạt óc chó, mè và các loại cá giàu omega -3, thành phần của các loại thức ăn này có chứa acid béo không no là acid linoleic – chất béo lành mạnh đối với sức khỏe, có tác dụng kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Các loại thức ăn như đậu phụ, sữa đậu nành, mè, đậu phộng có tác dụng tích cực trong việc phòng bệnh ung thư, tim mạch – hai bệnh chính gây tử vong ở người cao tuổi.

    Để tránh nguy cơ loãng xương cho người cao tuổi cần tăng cường canxi, vitamin E, vitamin C, betacaroten, vitamin PP, Vitamin nhóm B, các chất màu trong thảo mộc, trong rau quả, các chất khoáng như: kali, magie, kẽm, đồng, sắt và một số acid hữu cơ.

    Ăn uống đúng cách, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tránh ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa trong ngày. Chú ý đến tình trạng răng miệng, sức nhai để lựa chọn thức ăn cho phù hợp vì tuyến nước bọt, phản xạ nhai nuốt và răng hàm của người cao tuổi hoạt động kém.

    Uống đủ nước, tối thiểu là 1.5 lít nước không kể nước có trong thức ăn. Sau khi thức dậy cần bổ sung nước cho cơ thể để vừa đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể vừa ngăn ngừa bệnh tật. Sau một đêm cơ thể mất đi một lượng nước qua đường hô hấp và da nên lượng máu bị thiếu nước bị cô đặc, lưu lượng máu đến tế bào bị giảm, do đó có thể rất cần bổ sung nước kịp thời. Hơn nữa ở người cao tuổi thì chức năng nhu dộng ruột giảm nên nếu không bổ sung nước kịp thời sẽ rất dễ gây táo bón.

    Để ngủ ngon và đảm bảo được chất lượng giấc ngủ cần tập thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ sớm dậy sớm, tránh xem ti vi, báo đài quá khuya, chuẩn bị phòng ngủ đảm bảo thông thoáng, yên tĩnh.

Share This Page