Đường Hà Nội năm thu phí: Những lỗi nghiêm trọng

Discussion in 'Bất động sản' started by cunhibom, Nov 4, 2017.

  1. cunhibom

    cunhibom Member

    Đường Hà Nội-Hải Phòng giảm năm thu phí: Những lỗi nghiêm trọng



    "Ở đây là sự cố tình của chủ đầu tư để mắc sai phạm, gian lận thời gian thu phí cũng là tham ô tiền của dân".

    GS.TS Nguyễn Quang Toản, Nguyên chủ nhiệm khoa Cầu đường, Đại học GTVT Hà Nội nêu quan điểm.

    Mập mờ con số thật tổng mức đầu tư

    Sau khi Kiểm toán Nhà nước thuê căn hộ gần sân bay điều chỉnh một số thông số đầu vào của phương án tài chính theo số liệu kiểm toán tại thời điểm 30/9/2016, thời gian hoàn vốn của dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã rút lại giảm hơn 1 năm so với phương án tài chính điều chỉnh của dự án đang trình Bộ GTVT thẩm định. Cụ thể, tổng mức đầu tư điều chỉnh từ 45.487 tỷ đồng thành 44.818 tỷ đồng, chi phí hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư tăng 370 tỷ đồng.

    Ông có bất ngờ trước thông tin này hay không? Bản thân ông đánh giá và nhìn nhận ra sao về vấn đề này?

    - Bản thân tôi không bất ngờ trước thông tin này, vì trước đó cũng có một số cao tốc sau khi kiểm toán nhà nước vào kiểm tra thì cũng giảm thời gian thu phí. Cụ thể như trạm BOT Cổ Chiên (Trà Vinh) theo dự tính ban đầu của chủ đầu tư thì phải thu phí 20 năm, nhưng sau kiểm tra giảm xuống chỉ còn 14,5 năm, giảm hơn 5 năm.

    Hay như dự án BOT Ninh An (tỉnh Khánh Hòa) sau khi kiểm toán vào cuộc thì cũng giảm được 1 năm 11 tháng 3 ngày thời gian thu phí.

    Và tôi phải khẳng định thời gian thu phí thuê căn hộ gần sân bay giảm đi hay không giảm đi mới chỉ là dự kiến, vì thời gian thu phí không chỉ được tính dựa trên riêng tổng mức đầu tư mà nó còn liên quan đến phí giao thông thu được.

    Thông thường phải khoảng 2-3 năm sau thì lượng thu phí mới ổn định, khi đó mới biết được hàng năm thu phí được bao nhiêu, trả lãi và hoàn vốn được bao nhiêu. Hiện nay mới đưa vào khai thác tại thời điểm kiểm toán chưa được 1 năm, cho nên phí thu được chưa đủ để tính toán suốt thời gian thu phí của con đường.


    [​IMG]



    Đường Hà Nội-Hải Phòng giảm năm thu phí: Những lỗi nghiêm trọng

    Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

    Hơn nữa, việc rút tổng mức đầu tư sau kiểm toán, chứ không phải rút chi phí xây dựng sau kiểm toán, tổng mức đầu tư thì gồm chi phí xây dựng, chi phí quản lý, chi phí quản lý trong quá trình khai thác, chi phí tiền lãi vay ngân hàng (chi phí tài chính).
    Cùng với đó là những vấn đề rủi ro về tỷ giá, lãi suất vay ngân hàng, đây có thể là rủi ro tốt cũng có thể là rủi ro xấu, nếu tỷ giá càng ngày càng thấp thì thời gian thu phí sẽ giảm vì lãi vay ngân hàng càng giảm

    Còn lãi vay Ngân hàng tăng lên thì nhà đầu tư sẽ tăng thời gian thu phí, nhưng biến động của tỷ giá những năm vừa qua tương đối ổn định, biến động lãi vay những năm qua cũng có xu hướng giảm.

    Cho nên, nếu mọi thứ đều giảm thì thời gian thu phí của tuyến đường này có thể còn giảm nhiều hơn nữa. Với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có lẽ chủ đầu tư tăng tổng mức đầu tư để hạn chế rủi ro nếu lãi suất đi vay tăng lên, vì khi xây dựng dự án thì cũng đều phải căn cứ vào dự báo lãi suất đúng thời điểm vay.

    Thực sự nếu chênh 1 năm thu phí thì khoản tiền mà doanh nghiệp sẽ hưởng nếu kiểm toán không phát hiện ra có lớn không, thưa ông? Để người dân thiệt hại như vậy, vấn đề trách nhiệm cần phải xem xét cụ thể thế nào?

    - Hiện nay, theo tính toán chủ đầu tư cho biết thì số tiền thu phí của cả 2 tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và QL5 cũng được gần 3 tỷ đồng/ngày, nhưng vẫn không đủ trả tiền lãi vay ngân hàng 1 ngày.

    Đối với các con số đó, nhân với 365 ngày sẽ thấy ngay 1 năm thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng phải trên 1000 tỷ đồng. Chưa kể, bình thường đến thời điểm không thu phí nữa thì lượng xe tăng lên, mức thu phí cũng tăng lên, nên nếu rút ngắn được các năm cuối thu phí thì giúp dân tiết kiệm được rất nhiều tiền.

    Còn bây giờ thì tuyến đường này thu phí không trả đủ lãi ngân hàng, mục tiêu năm 2016 trở đi là thu đủ trả lãi ngày và tiếp nữa là có tiền san cho một phần vốn. Nhà nước, Bộ GTVT cần kiểm điểm nghiêm túc việc thực hiện thu phí BOT, xem xét trách nhiệm cụ thể của chủ đầu tư.

    Bởi vì theo nguyên tắc, 6 tháng sau khi dự án hoàn thành, nhà đầu tư sẽ phải quyết toán lại dự án, căn cứ vào tổng mức đầu tư đã được quyết toán mới tính ra thời hạn thu hồi vốn chính thức.

    Tuy nhiên, những gì mà người dân được biết đến nay vẫn chỉ là thời gian thu phí hoàn vốn ban đầu của các dự án, mà không hề được biết tổng mức đầu tư chính thức của từng dự án, cũng như thời hạn thu phí thực tế, mức thu và lộ trình tăng phí.

    Tiền của dân đi đâu?

    Trước đó, với dự án trên chính chủ đầu tư đã kêu không có khách qua lại nên khó thu hồi vốn, nên Bộ GTVT ra quyết định cấm các loại xe tải trên 15 tấn đi vào QL5 mà phải di chuyển trên cao tốc HN - Hải Phòng. Thế nhưng phương án dự toán tài chính đầu tư mới được đề xuất để thu phí lại được thống kê cao hơn mức bình thường là hơn 18.127 tỷ đồng, tuy nhiên giá trị được kiểm toán xác nhận chỉ là 17.802 tỷ đồng, chênh lệch hơn 325 tỷ đồng...

    Phải lý giải điều này ra sao, thưa ông, đây có phải chiêu bài của các nhà đầu tư để tăng thời gian thu phí hay không?

    - Ở đây kiểm toán cần chỉ rõ vì sao chi phí đầu tư thực hiện, nợ gốc phải trả lại rút đi, rút những khoản nào, nếu rút những khoản giả định khi xây dựng tổng mức đầu tư không có nghĩa là giá trị đề nghị quyết toán.

    Giá trị đề nghị quyết toán cũng không phải giá trị quyết toán, cho nên nhà thầu khi kiểm toán họ phải thống nhất với chủ đầu tư chi phí này, nếu chủ đầu tư chấp nhận thì đó là số liệu quyết toán, đưa vào tính phương án tài chính cho dự án.

    Theo cafeland

Share This Page